Tổng quan Quần thể di tích thờ Vua Đinh ở Nam Định

Vùng hạ lưu châu thổ sông Hồng thời 12 sứ quân chủ yếu chịu sự chi phối của sứ quân Trần Lãm. Tuy nhiên đây cũng chính là vùng chịu sự ảnh hưởng và địa bàn gây dựng lực lượng của nhiều sứ quân khác như Kiều Công Hãn, Ngô Nhật Khánh, Quảng Trí Công ở Giao Thuỷ, Phạm Bạch Hổ ở Yên Tiến,... Đất Nam Định dần dần trở thành nơi hội tụ và đối đầu quyết liệt của hào kiệt bốn phương.[2]

Các nghiên cứu mới đây về địa chất, địa lý đã chỉ ra cụ thể vị trí bờ biển Nam Định ở thế kỷ X nay thuộc Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc và thành phố Nam Định. Đây cũng chính là khu vực đậm đặc các di tích thời Đinh, phản ánh Đinh Bộ Lĩnh đã có chủ trương thu hút nhân tài trên vùng đất này để xây dựng thành thế lực mạnh nhất. Những di tích này không chỉ ghi nhận quá trình đóng góp của nhân dân Nam Định trong sự nghiệp nhà Đinh mà còn có ý nghĩa xác nhận vị trí trọng yếu của vùng đất này: là căn cứ, bàn đạp để tiến hành thống nhất đất nước của vị thủ lĩnh họ Đinh.[3]

Các đền, đình thờ Vua Đinh Tiên Hoàng ở Nam Định nằm gần nhau, sát trục quốc lộ 10 tạo thành một quần thể di tích liên hoàn là những minh chứng cho vai trò lịch sử của vùng đất Ý Yên, Nam Định trong sự nghiệp của Đinh Tiên Hoàng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quần thể di tích thờ Vua Đinh ở Nam Định http://www.baonamdinh.vn/channel/5087/201612/cac-d... http://baonamdinh.com.vn/channel/5093/201402/nam-d... http://www.baonamdinh.com.vn/channel/5087/201308/p... http://dulichnamdinh.com.vn/(A(JjB8bYDNygEkAAAAZjg... http://www.dulichnamdinh.com.vn/(S(hih5a455emtnx15... http://www.namdinh.gov.vn/Home/thientruong-namdinh... http://www.namdinh.gov.vn/huyenyyen/1213/27039/376... https://hoanhap.vn/chi-tiet/su-tich-ve-quan-the-di...